Phát hiện ‘đại dương ngầm’ được cho là nhà của người ngoài hành tinh
Tác giả và nhà lý thuyết thời đại mới David Wilcock đã tuyên bố rằng các nền văn minh cổ xưa đã và đang sống bên dưới bề mặt của Trái đất trong nhiều thế kỷ.
Các nhà khoa học tin rằng họ có bằng chứng về các đại dương nằm sâu bên dưới bề mặt Trái đất – và đây có thể là nhà của “người ngoài hành tinh”.
Theo một nghiên cứu mới đây, vị trí của các đại dương khổng lồ có thể nằm ở 620 dặm bên trong hành tinh của chúng ta.
Các vùng nước bí ẩn này có thể là nhà của những hình thể sống “người ngoài hành tinh” mà con người sống trên bề mặt không thể nhận thấy được.
Steve Jacobsen, nhà khoa học của Đại học Northwestern Mỹ, cho biết nhóm của ông đã tìm thấy nước và các khoáng chất trong một viên kim cương được phun ra từ một ngọn núi lửa 90 triệu năm trước đây ở Brazil.
Ông tin rằng điều này chứng tỏ có thể một vài đại dương nằm bên dưới bề mặt Trái đất.
Jacobsen nói thêm: “Đây là bằng chứng rõ nhất về sự tuần hoàn của nước trên hành tinh.”
“Thông điệp lớn nhất đó là chu trình tuần hoàn nước trên Trái đất lớn hơn chúng ta nghĩ, nó xâm nhập vào bên trong lớp vỏ sâu [lõi của Trái đất].” Nhưng các đại dương này không giống như hồ hay biển như chúng ta vẫn thường nghĩ đến. Điều này có nghĩa chúng có thể là nơi trú ẩn của các dạng kỳ quái có sự sống.
Một vật thể có sự sống – được biết đến như Geogemma barossii – đã gây bối rối cho các nhà khoa học sau khi chúng được tìm thấy vẫn còn sống sót ở nhiệt độ lên tới 120 ° C trong lòng biển sâu, tại các lỗ thông nhiệt ngoài khơi bờ biển Mỹ.
Tác giả và nhà lý thuyết thời đại mới David Wilcock đã tuyên bố rằng các nền văn minh cổ xưa đã và đang sống bên dưới bề mặt của Trái đất trong nhiều thế kỷ.
Được biết đến như là “con người bên trong lòng Trái Đất “, Wilcocks cho rằng họ không có nhiều tương tác với loài người – nhưng Chính phủ Mỹ có biết đến họ.
Trong khi một số nhà khoa học lập luận rằng lõi của Trái Đất có áp suất và nhiệt độ quá cao để tồn tại sự sống – nhưng những khám phá mới đang được thực hiện đã bắt đầu thách thức lập luận này.
Leave a Reply