Những tình huống đặc biệt các lực lượng thanh tra giao thông gặp phải

Việc tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển phương tiện phải được lập thành biên bản và lưu hồ sơ xử phạt VPHC.

Chánh Bộ Vận tải (GTVT) Lê Thanh Hà đã chia sẻ với PV nhiều tình huống đặc biệt mà lực lượng này gặp khi thực thi công vụ.
le_thanh_ha
Những tình huống đặc biệt của Chánh Thanh tra Bộ GTVT Lê Thanh Hà. Ảnh: TTB

+ Tại hội nghị tập huấn thanh tra vừa qua còn nhiều ý kiến thắc mắc về trình tự, thủ tục và các tình huống , đặc biệt đối với lực lượng thanh tra ngành GTVT. Là người đứng đầu Thanh tra Bộ GTVT, ông có chia sẻ gì?

– Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt vừa được Chính phủ ban hành, có rất nhiều điểm mới, được đông đảo người dân quan tâm.

Thực tế vẫn còn hiện tượng Phòng Công thương (cấp huyện) cấp lưu hành đặc biệt cho xe ô tô đi trên đường huyện quản lý. Theo quy định của Thông tư 46/2015 của Bộ GTVT, thẩm quyền cấp lưu hành xe là Giám đốc Sở GTVT, Cục trưởng Cục Quản lý đường bộ. Như vậy, lưu hành xe do Phòng Công thương cấp là trái lưu hành đó không có giá trị.

Trường hợp này, Thanh tra GTVT tiến hành kiểm tra và xử phạt các vi phạm theo quy định tại Điều 24, Điều 25, Điều 28, Điều 30 và Điều 33 Nghị định số 46/2016; đồng thời có văn bản gửi UBND huyện (nơi Phòng Công thương cấp giấy phép lưu hành) thông báo về việc cấp giấy phép trái quy định của Phòng Công thương và đề nghị xử lý nghiêm trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có vi phạm.

+ Nếu xe quá xuất phát từ cảng, bến thì lực lượng chức năng có lập biên bản đối với chủ cảng, bến theo Khoản 9 Điều 23 Nghị định số 132/2015 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực đường thuỷ nội địa được không?

– Khi phát hiện xe xuất phát từ cảng, bến chở hàng quá tải trọng, Thanh tra GTVT tiến hành: Nếu có hành vi vi phạm, cơ quan thanh tra chuyên ngành lập biên bản, xử phạt VPHC đối với lái xe, chủ xe, người xếp hàng theo quy định tại Nghị định số 46/2016, đồng thời thực hiện lập biên bản vi phạm “để ô tô chở hàng hoá từ cảng, bến vượt quá tải trọng cho phép ra khỏi cảng, bến” và chuyển hồ sơ vụ việc vi phạm cho Cảng vụ Đường thuỷ nội địa để xử phạt VPHC đối với chủ cảng, bến hoặc chủ khai thác cảng, bến theo quy định tại Khoản 9 Điều 23 và Điều 38 Nghị định số 132/2015; hình thức chuyển hồ sơ và tiếp nhận hồ sơ vụ việc vi phạm để xử phạt VPHC được thực hiện theo quy định tại Điều 18 Thông tư số 02/2014.

+ Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm mà lái xe và chủ phương tiện không hợp tác hoặc không chấp hành việc kiểm tra, xử lý (khoá cửa xe, đóng cửa bỏ đi…) thì người có thẩm quyền có được tháo biển kiểm soát phương tiện, bóc tem kiểm định của phương tiện không?

– Việc chống đối là một thực tế, gây khó khăn cho việc thực thi công vụ, chính vì vậy, Chính phủ đã có quy định cụ thể trường hợp này. Trường hợp chủ xe, lái xe không hợp tác, có hành vi cản trở, chống đối việc thanh tra, kiểm tra của người thi hành công vụ thì cơ quan thanh tra căn cứ vào Khoản 5 Điều 11 Nghị định số 46/2016 để xử phạt VPHC về lỗi “cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra của người thi hành công vụ”, mà không được tháo biển kiểm soát, bóc tem kiểm định của phương tiện.

Để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt được tạm giữ phương tiện đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 78 Nghị định số 46/2016; để đảm bảo thi hành quyết định xử phạt VPHC hoặc để xác minh tình tiết làm căn cứ ra quyết định xử phạt VPHC, người có thẩm quyền có thể quyết định tạm giữ phương tiện, giấy tờ liên quan đến người điều khiển và phương tiện (trong đó có tem kiểm định) theo quy định tại Khoản 1 Điều 78 Nghị định số 46/2016. Việc tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển phương tiện vi phạm phải được lập thành biên bản và lưu hồ sơ xử phạt VPHC.

Ngoài ra, trong quá trình thanh tra, người ra quyết định thanh tra, trưởng đoàn thanh tra, thành viên đoàn còn sử dụng các quyền trong hoạt động thanh tra (quy định tại Chương 3 Nghị định số 86/2011) để yêu cầu đối tượng thanh tra nghiêm chỉnh chấp hành hoạt động của đoàn thanh tra, quyết định thanh tra của cơ quan có thẩm quyền. Lưu ý: Khi xử phạt VPHC trong trường hợp này, lực lượng Thanh tra GTVT sử dụng thiết bị kỹ thuật (máy ghi âm, máy ảnh, máy quay phim…) hoặc mời người làm chứng theo quy định để xác định hành vi vi phạm của đối tượng.

+ Xin cảm ơn ông!

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *