Phó Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO VN Trần Thị Hoàng Mai “Đừng làm biến dạng Tín ngưỡng thờ Mẫu”

Thời gian qua có rất nhiều cách thực hành di sản khác nhau, trong đó có việc các nghệ sĩ đưa lên sân khấu biểu diễn. Bà đánh giá sao về cách làm này?
13123
Trình diễn các giá hát văn hầu đồng trong Lễ Tổng kết Liên hoan văn hóa tín ngưỡng – Hà Nội 2014. Ảnh: TTXVN

“Chúng ta có nhiều di sản và đó là những kho báu của quốc gia, thậm chí của quốc tế, của nhân loại như trường hợp các di sản được công nhận. Nhưng không phải lúc nào kho báu cũng đã được bảo vệ và phát huy giá trị đúng cách. Nếu không hiểu biết, làm không đúng, di sản có thể bị lợi dụng để trục lợi, làm biến dạng và mất đi nét đẹp văn hóa” – Phó Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia Việt Nam chia sẻ với Lao Động những trăn trở của mình, giữa lúc Di sản Tam phủ của người Việt đang được nói nhiều trên các phương tiện truyền thông, khi vừa chính thức được UNESCO ghi danh là Di sản đại diện của nhân loại.

Tự hào đi đôi với trách nhiệm!

Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là 1/18 hồ sơ được thông qua không cần thảo luận, trong khi nhiều hồ sơ khác thì tranh luận rất quyết liệt. Theo bà đâu là lý do đem đến thành công đó?

– Tôi rất hạnh phúc khi nhận được tin báo của đoàn công tác Việt Nam tại thành phố Addis Ababa. Như vậy, chúng ta đã có 11 di sản được UNESCO công nhận là , đó là con số không nhỏ so với nhiều quốc gia trong khu vực.

Thờ Mẫu thì có ở rất nhiều nơi, nhưng tại sao ở Việt Nam lại được UNESCO vinh danh là di sản? Đó là vì những giá trị văn hóa của Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt rất phong phú, sống động, đặc sắc và nhân văn. Đó là bảo tàng sống sinh động của văn hóa Việt. Nó thể hiện lối sống, quan niệm, cung cách sinh hoạt của con người Việt Nam thông qua những bài chầu văn, những điệu nhạc đặc sắc, những diễn xướng mang những ký ức lịch sử, câu chuyện huyền thoại, truyền thuyết, những điệu múa, trang phục, các hình thức trang trí, kiến trúc đền phủ…Ở đó còn chứa đựng giá trị đoàn kết cộng đồng và một điều thú vị là Tín ngưỡng này còn đề cao hình tượng người phụ nữ.

Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt mình tôn thờ hình tượng Mẫu – người mẹ thiên nhiên cai quản miền trời, rừng, nước, địa cùng với các vị thánh là những nhân vật trong lịch sử hoặc huyền thoại, có công với dân, với nước và có quyền năng. Chính vì vậy Tín ngưỡng này có tính chất bản địa sâu đậm. Đây là một tín ngưỡng hiện sinh, mang đến cho con người tin vào tín ngưỡng những hy vọng tốt đẹp ngay trong cuộc sống trần gian này như những điều ước về Phúc – Lộc – Thọ. Ngoài ra, Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của chúng ta còn được đánh giá cao ở sự hòa hợp, dung hợp nhiều yếu tố tôn giáo, tín ngưỡng khác như Phật giáo, Đạo giáo… có nhiều điểm tương đồng văn hóa giữa các cộng đồng tôn thờ thánh mẫu và vì thế góp phần tăng cường đối thoại, tôn trọng sự đa dạng văn hóa, tăng cường tinh thần đoàn kết giữa các cộng đồng.
8-1_thff
Phó Tổng Thư ký Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam Trần Thị Hoàng Mai.

Bên cạnh những giá trị văn hóa đặc sắc có tính thuyết phục của chính Tín ngưỡng đã mang đến sự công nhận của quốc tế, thì đó còn là kết quả của những cố gắng của các Bộ, ngành, cơ quan liên quan trong việc xây dựng, đệ trình và bảo vệ hồ sơ trước UNESCO. Đó là nỗ lực, quyết tâm cao của tỉnh Nam Định, địa phương thay mặt cả nước làm đầu mối trong quá trình đệ trình di sản; Là sự tham gia tích cực của Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam (Bộ VHTTDL), nhiều chuyên gia và nhà khoa học, quản lý, các nghệ nhân thực hành Tín ngưỡng, để xây dựng nên một hồ sơ khoa học có chất lượng cao, để đề ra các chính sách, biện pháp hữu hiệu bảo tồn và phát huy lâu dài di sản, đáp ứng các tiêu chí của UNESCO; Là Bộ Ngoại giao, Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam đã tích cực quảng bá, giới thiệu những nét đẹp văn hóa của Tín ngưỡng cho Ngoại giao đoàn tại Việt Nam, cho chính giới và công chúng nước ngoài, đặc biệt là cho các chuyên gia quốc tế và UNESCO để qua đó tranh thủ sự ủng hộ rộng rãi đối với hồ sơ của ta.

Trong quá trình đệ trình hồ sơ có vấn đề gì khó khăn không? Sau công nhận thì cách bảo tồn ở đây là gì, khi bảo tồn vẫn là “vấn đề nóng” được nói đến rất nhiều, không riêng gì với Tín ngưỡng thờ mẫu, thưa bà?

Trong quá trình đệ trình và bảo vệ hồ sơ Tín ngưỡng thờ Mẫu, nhìn chung không có vấn đề gì lớn. UNESCO có đề nghị chúng ta thay đổi một chút tên của hồ sơ, thêm chữ “thực hành” trước “tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt” để nhấn mạnh thêm đến yếu tố văn hóa chứ không phải bản thân vấn đề tôn giáo và như vậy phù hợp với tinh thần của Công ước Bảo vệ văn hóa phi vật thể. Khi UNESCO đã vinh danh một di sản thì họ luôn yêu cầu mình có kế hoạch để thực hiện việc bảo tồn và phát huy di sản bền vững. Niềm tự hào về di sản đã được quốc tế công nhận, sự nâng cao nhận thức về giá trị di sản chắc chắn sẽ có tác động đến việc nâng cao trách nhiệm bảo vệ di sản của toàn xã hội. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý văn hóa của ta, địa phương có di sản và các cộng đồng thực hành Tín ngưỡng sẽ phải phối hợp chặt chẽ để xây dựng và triển khai các đề án bảo tồn và phát huy di sản, thực hiện nghiêm túc các cam kết của chúng ta với UNESCO.

Về phía Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam, chúng tôi sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, với các địa phương và cộng đồng thực hành tín ngưỡng để trong tương lai sẽ đẩy mạnh việc quảng bá giới thiệu về nét đẹp của Tín ngưỡng thờ Mẫu tam phủ của người Việt với cộng đồng người Việt ở nước ngoài, với công chúng nước ngoài.

Đừng lợi dụng kiếm tiền trên niềm tin tín ngưỡng!

Một nghi thức tín ngưỡng mang đậm văn hóa truyền thống như thờ Mẫu, nhưng lại gây ra nhiều tranh cãi, đôi khi bị nói là hoạt động “mê tín dị đoan”, nhất là trong chuyện hầu đồng, hầu bóng, theo bà là vì đâu?

Bởi vì ranh giới giữa tín ngưỡng và chuyện “buôn thần bán thánh” là rất mong manh. Nhiều khi cũng là thực hành tín ngưỡng, chỉ với lễ đơn sơ, thành tâm là được. Nhưng nhiều người lại làm quá xa hoa, cầu ước những điều không hợp đạo lý, hoặc làm biến dạng nghi lễ để thu tiền.. thì đó lại là sự biến tướng, mê tín dị đoan hoặc là các hoạt động trục lợi. Ví như thời nay không phải ai cũng biết cách hát chầu văn để mà hầu đồng, hầu bóng đâu. Rồi đến với nhiều khi cũng là cái duyên, nhưng bây giờ có không ít người dựa vào điều đó để mở phủ, hầu đồng chỉ cốt kiếm tiền trên niềm tin tín ngưỡng. Điều đó là không nên và cần lên án.

Phương cách để hạn chế những điều này là tăng cường công tác giáo dục để mọi người hiểu và trân trọng của ta, đồng thời tăng cường hiệu lực các chế tài, quy định quản lý văn hóa, lễ hội, quản lý đền, phủ…

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý văn hóa ở đây rất lớn, đặc biệt là ở cấp địa phương cơ sở, nhưng còn là trách nhiệm của cộng đồng- những người trực tiếp thực hành tín ngưỡng, của mỗi người trong xã hội chúng ta, của cả truyền thông báo chí. Chúng ta hãy cùng ca ngợi những điều tốt và lên án những hành vi làm biến dạng, trục lợi từ di sản.

Thời gian qua có rất nhiều cách thực hành di sản khác nhau, trong đó có việc các nghệ sĩ đưa hầu đồng lên sân khấu biểu diễn. Bà đánh giá sao về cách làm này?

Câu chuyện có nên sân khấu hóa di sản hay không lâu nay vẫn thường gây tranh cãi. Vì khi di sản của chúng ta được thế giới công nhận, thường là các yếu tố gốc, yếu tố truyền thống được đề cao. Nhưng thực tế, qua các thời kỳ phát triển, văn hóa cũng sẽ có những bổ sung của con người thời đại đó. Sân khấu hóa cũng là một biện pháp để giới thiệu rộng rãi hơn di sản, đưa di sản đến gần hơn với những người không có cơ hội trực tiếp chứng kiến. Tôi nghĩ đó cũng là một cách làm hay đóng góp quảng bá di sản.

Nhưng cũng nên tránh hiện tượng vin vào nghệ thuật để làm quá mức, làm sai lệch giá trị cốt lõi của di sản. Điều này đòi hỏi ở nghệ sĩ cần phải có hiểu biết sâu sắc về di sản, phải có trách nhiệm và rất cần cái tâm. Biết rằng việc sân khấu hóa các di sản truyền thống là quyền sáng tạo của nghệ sĩ, nhưng mong rằng họ đừng làm xa quá những gì thực sự là di sản, đừng biến hóa, làm méo mó nó đi.

– Cảm ơn những chia sẻ tâm huyết của bà!

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *