Năng lực siêu phàm của các nhà sư trên đỉnh Himalaya chưa thế lý giải

Và việc các sư trải qua những đêm mùa đông trên ngọn núi Hymalaya cao hơn 4700m cũng không phải là lạ.

Nhiều giáo lý cổ xưa cho rằng con người có khả năng sử dụng những kỹ thuật khác nhau để tạo ra các năng lực phi thường. Một số những kỹ thuật này được gọi là các “siddhi” trong yoga truyền thống (theo tiếng Phạn có nghĩa là “hoàn hảo”), bao gồm thiền, múa tĩnh, gõ trống, cầu nguyện, ăn chay, phiêu (psychedelics) và nhiều kỹ thuật khác.

nhung-nang-luc-sieu-pham-kho-ly-giai-cua-cac-nha-su-tren-dinh-himalaya-12-072348

Các thiền sư trên đỉnh có những .

Chẳng hạn trong Phật giáo sự tồn tại của các sức mạnh vượt trội sẵn sàng được thừa nhận; thực tế tuy Đức Phật kỳ vọng các môn đệ của mình có thể đạt được những năng lực này nhưng cũng không trở nên bị phân tâm bởi những điều đó.

Donald Lopez Jr, giáo sư khoa Phật giáo và Tây Tạng tại đại học Michigan cho biết Đức Phật được gán cho rất nhiều khả năng:

“Cùng với việc giác ngộ này, người ta tin rằng Ngài nắm được tất cả các phép thuật thần thông, bao gồm cả việc biết rõ các kiếp trước của mình và của người khác, đọc được suy nghĩ của người khác, có thể tự nhân bản chính mình, hiện ra giữa không trung và đồng thời cơ thể tỏa ra các tia lửa và nước… Tuy Ngài đã về cõi Niết bàn ở tuổi 81, Ngài có thể vẫn sống “hết kiếp hoặc vĩnh cửu” một khi Ngài cần phải làm vậy”.

Có nhiều giai đoạn lịch sử của con người được viện khoa học Institute of Noetic Sciences gọi là “mở rộng khả năng của con người”. Tuy nhiên, do khuôn khổ bài viết này chỉ đề cập đến các nhà sư theo đạo Phật nên dưới đây là một ví dụ khác được lấy trong cuốn “Living with the Himalayan Masters” (Sống với các sư phụ Himalaya) của Swami Rama:

“Trước đây tôi chưa từng thấy ai có thể ngồi yên không chớp mắt trong suốt 8 tới 10 tiếng đồng hồ, và vị sư phụ này thật phi thường. Trong quá trình ngồi thiền, cơ thể ông luôn lơ lửng trên không trung, cách mặt đất 2, 5 bàn chân (khoảng 75cm). Ban đầu chúng tôi dùng một sợi dây để đo và sau đó chuyển sang đo bằng bàn chân. Tuy nhiên tôi muốn làm rõ điều này bởi như đã nói, tôi không xem việc khiến cơ thể bay lên như là một vấn đề của tâm linh. Đó là một động tác khó của “pranayama” (quy định về hơi thở thông thông qua những kỹ thuật và các bài luyện tập), với việc ứng dụng các “bandeaus” (khóa). Người nắm rõ mối liên quan giữa khối lượng và trọng lượng sẽ hiểu được rằng hoàn toàn có thể khiến cơ thể bay lên, tất nhiên là sau một thời gian dài luyện tập…

Ông còn có khả năng biến đổi các đồ vật thành những hình dạng khác nhau, chẳng hạn như làm cho một tảng đá trở thành một khối nhỏ cỡ viên đường. Việc này nối tiếp việc khác, sáng hôm sau ông lại làm nhiều việc như vậy. Ông bảo tôi chạm vào cát – và các hạt cát biến thành những hạt hạnh nhân và hạt điều. Tuy tôi đã từng nghe nói về môn khoa học này trước đó và biết được các nguyên tắc cơ bản của nó nhưng vẫn không thể tin nổi những chuyện này. Tôi không đi sâu vào lĩnh vực này nhưng tôi hoàn toàn hiểu rõ các định luật khoa học”.

Trong văn học và truyền thuyết tồn tại khá nhiều câu chuyện như vậy, nhưng chúng chỉ là truyện và độc giả tự quyết định mức độ đáng tin cậy thật sự của chúng. Tất nhiên người tin vào các giáo lý cổ đại khác nhau sẽ nghiêng về việc cho rằng những điều này không chỉ là những câu chuyện hay truyền thuyết đơn thuần. Khoa học đã làm sáng tỏ những sự thật về chủ nghĩa thần bí cổ xưa cho nên sẽ là bất hợp lý khi nghĩ rằng, một lúc nào đó, những khả năng ngày sẽ trở nên phổ biến hơn.

Ngày nay, một số các nghiên cứu trong lĩnh vực siêu tâm lý học đã có những kết quả thống kê đáng kể, đặc biệt là khi nghiên cứu những phát hiện từ vật lý lượng tử. Đây là lý do tại sao Max Planck, nhà vật lý học đã khai sáng thuyết lượng tử tuyên bố rằng “tôi coi ý thức là nền tảng” và “tôi coi vật chất bắt nguồn từ ý thức”. Ông cũng viết rằng “chúng ta không thể đứng sau ý thức” và rằng “mọi thứ chúng ta nói đến, mọi thứ chúng ta coi là đang tồn tại đều quy định ý thức”. Và đức Đạt Lai Lạt Ma cũng đồng tình với quan điểm này:

“Nói chung, mặc dù có một vài khác biệt nhưng tôi nghĩ rằng triết học Phật giáo và Cơ học Lượng tử có chung quan điểm về thế giới. Chúng ta có thể nhìn thấy trong các ví dụ tuyệt vời về những thành quả của suy nghĩ con người. Cho dù chúng ta có cảm thấy ngưỡng mộ những nhà tư tưởng vĩ đại này đến đâu thì chúng ta cũng không nên bỏ qua thực tế rằng họ cũng là những con người như chúng ta”.

R.C. Henry, Giáo sư khoa Vật lý và Thiên văn học của đại học John Hopkins giải thích thêm:

“Một kết luận cơ bản của thuyết vật lý mới này cũng thừa nhận rằng người quan sát tạo ra thực tế. Là những người quan sát, cá nhân chúng ta đã tham gia vào việc tạo ra thực tế của chính chúng ta. Các nhà vật lý đang bị buộc phải thừa nhận rằng vũ trụ là một kiến trúc “tinh thần”. Nhà vật lý tiên phong James Jeans viết: “Dòng kiến thức đang hướng về một thực tế phi cơ khí; vũ trụ bắt đầu trông giống như một khối suy nghĩ lớn hơn là một cỗ máy lớn. Tư duy không còn được cho là một yếu tố ngẫu nhiên tác động đến thực tại, chúng ta nên chào đón nó như một nhà sáng tạo và thống trị của thực tại. Để nó tới và chấp nhận kết luận một cách không tranh cãi. Vũ trụ là tinh thần – phi vật chất và tâm linh”.

Havard và các nhà sư Himalaya

Trong một chuyến thăm tới những tu viện xa xôi trong những năm 1980, Giáo sư Y khoa của đại học Havard – Herbert Benson cùng nhóm các nhà khoa học của mình đã nghiên cứu các nhà sư sống trên đỉnh Hymalaya, những người có thể dùng “Tum-mo” (một kỹ thuật yoga) để làm nhiệt độ ở các ngón tay và ngón chân của họ tăng thêm tới 17 độ. Đến giờ người ta vẫn không rõ làm cách nào những nhà sư này lại có thể thực hiện được điều đó.

Và không chỉ dừng lại ở đó – các nhà khoa học cũng nghiên cứu những kỹ thuật thiền tiên tiến ở Sikkim, Ấn Độ, nơi họ hết sức ngạc nhiên khi phát hiện thấy những nhà sư này có thể giảm sự trao đổi chất của mình xuống còn 64%.

Năm 1985, nhóm nghiên cứu của Harvard đã thực hiện một đoạn phim quay cảnh các nhà sư dùng chính nhiệt độ của cơ thể mình để làm khô các tấm vải ẩm ướt. Và việc các sư trải qua những đêm mùa đông trên ngọn núi Hymalaya cao hơn 4700m cũng không phải là lạ.

Đây thật sự là những điều đáng chú ý, và không phải là lần đầu tiên các nhà khoa học nghiên cứu những người có khả năng thực hiện những việc phi thường. Trong một bài báo xuất bản vài tháng trước cũng chỉ ra rằng các yếu tố có liên quan đến ý thức có thể ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh tự động của chúng ta.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *